Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Sự thật về tác dụng bồi bổ sức khỏe của trứng kiến?

Thời gian gần đây, người dân ở Hà Nội đang tìm mua trứng kiến để bồi bổ sức khỏe, sự thật về tác dụng của trứng kiến là như thế nào?
Những thông tin về trứng kiến đường đăng tải nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội, trong đó trứng kiến gai đen được rất nhiều người quan tâm bởi đang vào mùa từ đầu tháng 3 âm lịch đến tuần đầu tháng 5 âm lịch, và quan trọng hơn là những tác dụng được quảng cáo thần kỳ của chúng.
Với những thông tin quảng ca như chúng có vị ngọt, bùi và có thể chế biến thành nhiều món ăn như rán lá lốt, nấu xôi, rán trứng và ngâm rượu. Tuy nhiên, điều khiến người ta không tiếc tiền mua đặc sản chủ yếu bởi những tác dụng thần kỳ được quảng cáo như tốt cho trẻ em, người già, giảm stress, cải thiện khả năng sinh lý, giúp phụ nữ đẹp da, tóc đen và mượt.
su that ve tac dung cua trung kien
Tìm hiểu điều này, các nhà khoa học cho hay bản chất trứng kiến là loại ấu trùng nhỏ, cũng giống như trứng ong, nhộng tằm nên nó có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, tính chất dược lý của trứng kiến đến đâu chưa có bất kỳ công trình khoa học nào nghiên cứu. Để đánh giá về tác dụng của trứng kiến cần phải có nghiên cứu khoa học rõ ràng. Vì vậy, các chuyên gia sẽ không thể khuyên chúng ta dùng trứng kiến để chữa bệnh hoặc bồi bổ vì chưa có cơ sở khoa học.
Phần lớn tác dụng của trứng kiến là do truyền tai nhau chứ chưa hoàn toàn được kiểm chứng. Do đó, không thể khẳng định trứng kiến tốt cho trẻ em, người già haybản lĩnh đàn ông ra sao. Mọi người không nên có niềm tin mù quáng vào những lời quảng cáo được thổi phồng mang tính thương mại như vậy.
Một điều cần lưu ý nữa là mỗi tổ trứng chỉ cho vài gam, chứ không có nhiều như vậy. Hơn nữa kiến là động vật hoang dã chứ không nuôi. Nếu trứng kiến là loại mặt hàng sẵn, bao nhiêu cũng có, chúng ta cần đặt dấu chấm hỏi về nguồn cung này.
Các nhà khoa học cũng cho biết, họ chưa khẳng định về tính độc hại (nếu có) của trứng kiến. Những cần phải hiểu kiến là loài động vật hoang dã. Khi làm tổ chúng hay tiết ra độc tố để bảo vệ con non theo nguyên tắc bảo tồn động vật. Do đó, axít có trong kiến thì cũng có thể có trong trứng. Người sử dụng không loại trừ khả năng ăn phải độc tố này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét