Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Những cách chữa bệnh cực hay từ quả ớt

Ớt chữa bệnh

Món ăn từ ớt dùng để chữa đau bụng do lạnh rất dễ chế biến. Chỉ cần xắt nhỏ 1 quả ớt cho vào nồi cháo hoặc dùng ớt bột nêm nếm vào thức ăn sao cho khi ăn ra một ít mồ hôi là tốt. Nếu mùa lạnh mà bệnh đau dạ dày tái phát thì dùng bài thuốc từ 1-2 quả ớt và 20g nghệ vàng tán thành bột rồi uống ngày 2-3 lần sẽ khỏi.
         Những cách chữa bệnh cực hay từ quả ớt

Tiết trời hanh khô cũng rất dễ khiến làn da trên cơ thể bị nứt nẻ, nhất là gót chân. Nếu các biện pháp dưỡng da từ mỹ phẩm, kem dưỡng,... không đạt hiệu quả thì hãy nhớ đến bài thuốc từ ớt. Chỉ cần rang ớt đỏ rồi tán thành bột. Sau đó dùng dầu vừng trộn vào ớt bột đã tán sao cho sền sệt như hồ. Đắp hỗn hợp này lên chỗ bị nứt nẻ, chảy nước, thủng hay chỗ bị viêm trên mặt ngày 1-2 lần. Có thể rắc trực tiếp bột ớt lên chỗ đau cũng đạt hiệu quả tương tự. 

Nhiều bài thuốc giảm đau hiệu quả từ ớt

Theo một thống kê của tổ chức Y tế Thế giới, cứ 5 giây lại có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim mà dấu hiệu báo trước chính là những cơn đau thắt ngực. Đông y xếp đau thắt ngực vào phạm vi chứng tâm thống. Nguyên nhân có thể do tuổi cao, âm dương khí huyết đều hòa kém khiến tâm mạch bị nghẽn hoặc có thể do nhiễm lạnh đột ngột, ăn quá no, quá mệt mỏi,... Nếu bạn đã từng chịu những cơn đau thắt ngực đến một cách bất ngờ, hãy áp dụng bài thuốc từ ớt nhé! Chỉ cần dùng 2 quả ớt kết hợp với 20g đan sâm, 20g nghệ đen sắc uống ngày 1 thang. Kiên trì áp dụng để chóng khỏi bệnh.
Rất nhiều người bị căn bệnh đau khớp hay ung thư hành hạ với những cơn đau kéo dài. Ớt cũng có tác dụng làm giảm đau trong trường hợp này. Chỉ cần ăn ớt 5-10g mỗi ngày hoặc dùng ớt để chế biến món ăn hàng ngày cũng làm các cơn đau thuyên giảm. Nếu đã bị viêm khớp mãn tính thì nên áp dụng bài thuốc gồm 1-2 quả ớt, 30g dây Đau xương và 30g của khúc khắc (Thổ phục linh) sắc uống ngày 1 thang sẽ đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, ớt còn được dùng để chữa ăn uống kém, sốt rét, kiết lỵ hay chữa hôi nách, rụng tóc do hóa trị liệu.
Khi cơ thể suy nhược dẫn đến ăn uống kém hãy dùng ớt thái thành sợi, xào chín với thịt làm món ăn hàng ngày. Vị cay trong ớt sẽ kích thích vị giác và giúp tiêu hóa tốt hơn.
      Những cách chữa bệnh cực hay từ quả ớt ảnh 1
Để chữa sốt rét chỉ cần dùng 20 hạt ớt nghiền nhỏ, uống ngày 3 lần với nước. Uống liên tục từ 3-5 ngày. Với trẻ em thì cứ tăng 1 tuổi dùng 1 hạt nghiền uống. Để chữa kiết lỵ, cần uống 9g ớt xanh nghiền với nước sôi liên tục ngày 2-3 lần sẽ khỏi.
Nếu bị hôi nách hãy cắt nhỏ ớt rồi cho cồn iot vào ngâm. Sau đó bôi vào nách ngày 1-2 lần. Còn nếu bị rụng tóc do hóa trị liệu, có thể dùng 100g ớt quả ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Sau đó dùng rượu bôi lên da đầu để kích thích tóc mọc trở lại.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung
Phòng Chuẩn trị Y học Cổ truyền chùa Cảm Ứng
(Tâm Trí ghi)

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

7 thực phẩm giải độc cơ thể rất hiệu quả

Những thực phẩm như tỏi, trà xanh, trái cây… không chỉ giúp bạn giải độc mà còn giúp bạn giảm cân nhưng vẫn tràn đầy năng lượng
Củ cải đường. Củ cải đường chứa nhiều magiê, sắt và vitamin C có nhiều lợi ích sức khỏe. Loại siêu thực phẩm này được biết đến là duy trì hàm lượng cholesterol cao và đóng vai trò như một công cụ giải độc tuyệt vời cho gan. Củ cải đường có thể ăn sống hoặc nấu chín. Bạn thậm chí có thể thử nước ép củ cải đường.
Tỏi. Không chỉ được biết đến là tốt cho tim, tỏi còn là thực phẩm giải độc tuyệt vời vì nó có thuộc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn và kháng sinh. Tỏi chứa chất Allicin giúp tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và giúp chống lại độc tố vì vậy hãy giã một ít tỏi và cho vào các món ăn của bạn.
Trái cây. Trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Chúng cũng chứa ít calo, vì vậy hãy bổ sung hoa quả vào kế hoạch giảm cân. Không chỉ làm đẹp cho da và tóc, hoa quả cũng rất có lợi cho tiêu hóa. Hãy bổ sung hoa quả tươi vào bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày.
Trà xanh. Một trong những cách giải độc tốt nhất là bổ sung trà xanh vào chế độ ăn. Trà xanh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa, nó cũng có hiệu quả bảo vệ gan khỏi những bệnh như gan nhiễm mỡ.
Gừng. Ăn thực phẩm nhiều mỡ và uống rượu có thể khiến hệ tiêu hóa bị khó chịu. Khi đó gừng sẽ giúp giảm buồn nôn, cải thiện tiêu hóa giảm chướng bụng, đầy hơi. Vì gừng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa nên nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hãy cho gừng nạo vào nước trái cây hoặc uống trà gừng thường xuyên.
Chanh. Là một trong những loại thực phẩm giải độc phổ biến và hiệu quả nhất, chanh chứa nhiều vitam C, một chất chống oxy hóa tuyệt vời cho da và cũng giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh. Chanh cũng có tác dụng kiềm hóa cơ thể. Điều đó có nghĩa nó có thể giúp khôi phục độ cân bằng pH của cơ thể, có lợi cho hệ miễn dịch. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một cốc nước ấm pha với vài giọt nước cốt chanh. Cách này sẽ giúp giải độc và làm sạch cơ thể.
Gạo lứt. Gạp lứt chứa nhiều dưỡng chất giải độc chủ chốt như vitamin B, magiê, mangan và phốt pho. Nó cũng có nhiều chất xơ, rất tốt để làm sạch đại tràng và giàu selen, có thể giúp bảo vệ gan và cải thiện làn da.

Những loại rau nhất định phải ăn để phòng tránh bệnh thận

Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người khi có tác dụng loại bỏ hàm lượng nước dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể. Nó cũng sản xuất nhiều loại hormone giúp kiểm soát huyết áp và gián tiếp giữ cho xương chắc khỏe.
Các bệnh liên quan tới thận bao gồm bệnh sỏi thận, ung thư thận, trong đó, bệnh sỏi thận có thể phát triển do các khoáng chất tích lũy quá mức trong cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả. Dưới đây là các loại rau hữu ích cho hoạt động của thận mà mọi người có thể tham khảo.
Bắp cải
Bắp cải là một loại rau rất tốt cho những ai là nạn nhân của bệnh thận vì nó có hàm lượng kali thấp. Đây là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa vitamin K, vitamin C và cũng có nhiều chất xơ. Chất photochemical trong bắp cải cũng giúp chống lại bệnh ung thư.
Súp lơ
Súp lơ được biết đến là một loại rau thân thiện thận cho với sức khỏe, giúp giảm viêm và chống oxy hóa. Nó cũng giúp giải độc cho thận. Chất xơ với hàm lượng cao còn giúp chống lại bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Những loại rau nhất định phải ăn để phòng tránh bệnh thận
Tỏi
Tỏi là một chất chống oxy hóa hiệu quả và giúp giảm viêm thận. Tỏi cũng có vai trò lớn trong việc giảm mức cholesterol.
Cà rốt
Những người mắc bệnh thận mãn tính nên ăn thực phẩm giúp điều chỉnh huyết áp và cà rốt là một loại rau như vậy. Cà rốt cũng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường - một nguyên nhân chính gây ra bệnh thận.
Hành tây
Hành tây có tác dụng rất lớn đối với những người đã bị giảm chức năng thận. Nó cũng giúp ích trong việc giảm độ nhớt của máu. Chất chống oxy hóa trong hành tây còn giúp ngăn ngừa sự kết tinh và phát triển của sỏi thận.
Củ cải
Củ cải là loại rau rất bổ dưỡng và có tính chất dược liệu phong phú. Củ cải chứa ít calo và giúp loại bỏ các độc tố tích lũy trong thận.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Hạt bí ngô giúp thúc đẩy thận hoạt động khỏe mạnh bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Đậu
Sự đóng góp của đậu trong việc duy trì sức khỏe của thận là rất lớn. Đậu có nhiều chất xơ và ít cholesterol, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Hàm lượng chất xơ cao trong đậu còn giúp ổn định lượng đường trong máu.

Thụy Du – (Dịch theo BS) (Theo Congluan)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Vì sao ăn nhiều thịt đỏ dễ bị ung thư?

Thói quen ăn quá nhiều thịt đỏ có liên quan tới bệnh ung thư, ăn nhiều thịt lợn, thịt bò hoặc thịt cừu làm tăng nguy cơ bị những khối u chết người, vì sao như vậy?

Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra được “thủ phạm” của vấn đề nêu trên: cơ thể coi thịt đỏ là những tác nhân ngoại lai và “khởi động” đáp ứng miễn dịch độc hại để chống trả.
Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao nhiều loại động vật có vú khác có thể ăn một lượng lớn thịt đỏ mà không bị hậu quả gì đối với sức khỏe?
Bằng những thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học trường Đại học California đã phát hiện ra rằng thịt lợn, thịt bò và thịt cừu chứa một loại đường được sản sinh tự nhiên ở những động vật ăn thịt khác, nhưng không có ở người, có tên Neu5Gc.
Do đó, ở những động vật ăn thịt khác, hệ miễn dịch không có phản ứng gì vì loại đường này vốn đã có sẵn trong cơ thể. Trong khi đó ở người, cơ thể sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch chống lại loại đường “lạ” này, tạo ra những kháng thể gây viêm và cuối cùng là dẫn đến ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này như một nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng 22% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Nghiên cứu năm 2005 cho thấy những người thường xuyên ăn 160g thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ ung thư ruột tăng 1/3. Một nghiên cứu khác đã gợi ý rằng một chất sắc tố trong thị đỏ có thể gây tổn thương ADN của tế nào niêm mạc đường tiêu hóa.
Do đó, dù thịt đỏ là nguồn protein, vitamin và muối khoáng tốt, nhưng ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ không tốt cho sức khỏe lâu dài. Các chuyên gia khuyên không nên ăn quá 70g mỗi ngày, tương đương với 3 lát giăm bông, một dẻ sườn cừu hay 2 lát bít tết mỗi ngày.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Ổi - Giảm huyết áp, lợi tiêu hóa...

Có lẽ trước đây ổi chỉ được coi là thứ quả ăn vặt chứ không có giá trị dinh dưỡng. Ngày nay, nhờ có những phân tích chi tiết về thành phần của quả ổi từ mùi vị thơm ngon đến vỏ ổi, hạt ổi và phần ruột ổi bên trong đều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe.
>>>>thuoc beta glucan
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g ổi có 85g nước, đường: 8,920g; 0,6g protit; 7,7g gluxit; 6g xenlulo; 291mg kali; 5.204mcg lycopen; 10mg canxi; 16mg photpho, ngoài ra còn nhiều khoáng chất như Ca, Mg,Fe.. và vitamin như betacaroten, B, C.
Ổi giàu lycopen nhất trong các loại quả
Những chất dinh dưỡng có trong ổi như các vitamin, betacroten, các khoáng chất magie, sắt, canxi… đã cung cấp các chất chống oxy hóa, các chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, lượng lycopen rất cao, nó có khả năng chống oxy hóa cao gấp 2 lần betacaroten và gấp 100 lần vitamin E. Lycopen có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư như ung thư vú, tiền liệt tuyến, tụy và đại tràng. Nó còn làm giảm thành phần cholesterol xấu (LDL).
Ổi chứa nhiều kali
Kali có tác dụng duy trì cho hoạt động của cơ tim, nếu thiếu kali sẽ làm cho nhịp tim không  đều, nhịp quá nhanh… Đủ kali theo nhu cầu sẽ giúp ổn định huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch. Chế độ ăn giàu kali và magie còn giảm nguy cơ đột quỵ. Trong một số trường hợp bị giảm kali như sau vận động, cơ thể bài tiết ra nhiều mồ hôi khiến mệt mỏi, hoặc sau khi nôn mửa, tiêu chảy hay dùng lợi tiểu dài ngày loại bài tiết kali lúc này dùng hoa quả có nhiều kali rất tốt như chuối, ổi, sầu riêng…
Nước ép ổi vừa ngon vừa giúp phòng ngừa nhiều bệnh.
Ổi còn chứa nhiều tác nhân làm se nên có tác dụng hỗ trợ đường ruột khi bị tiêu chảy. Những tác nhân làm se có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế nhờ đó ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật gây bệnh và loại bỏ các chất nhầy trong ruột.
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi giúp giảm ho, trị cảm đồng thời giúp làm sạch đường hô hấp do tống đờm ra ngoài. Ngoài ra, có thể chữa đau răng, sưng nướu răng và loét miệng, chữa lành vết thương bên ngoài, nhiễm trùng do vi khuẩn.
Ổi còn là một loại quả hữu ích cho những người muốn giảm cân vì chứa nhiều chất xơ, muối khoáng và vitamin, nhất là hiện nay, nhiều chị em phụ nữ đang muốn có thân hình thon thả, nhẹ nhàng chứ không bị béo phì, thừa cân. Ổi cũng là thực phẩm giàu chất thô, rất giàu vitamin, protein và khoáng chất, nhưng không có cholesterol và ít carbohydrate khiến bạn có cảm giác ngon miệng và no lâu. Chỉ cần ăn một quả ổi trong bữa ăn trưa, bạn sẽ không cảm thấy đói đến tối. Nhưng cũng chỉ nên ăn 2-3 quả mỗi ngày vì nếu ăn nhiều, chất xơ trong ổi sẽ làm bạn khó tiêu.
Ăn ổi giúp chống lại ung thư, giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt... Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác có trong ổi như vitamin C, carotenoids, kali tăng khử trùng cho hệ tiêu hóa, rất có lợi cho điều trị viêm dạ dày và ruột.
Nhưng lưu ý ổi có giá trị dinh dưỡng cao nhất là khi chín, còn ổi xanh nhiều chất tanin gây táo bón, không nên ăn.
BS. Phạm Thị Thục

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Vắc-xin và sai lầm trong nhận thức

Vắc-xin là một tiến bộ của y học, cứu cả nhân loại trong một thời gian dài. Thử tưởng tượng nếu không có vắc-xin thì chưa chắc dân số của thế giới là 7 tỷ người như hiện nay.
Ở Việt Nam, vắc-xin Quinaxem được đưa vào sử dụng từ năm 2007 cho tới năm 2013 có 63 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, sau đó được điều tra, và Tổ chức y tế thế giới WHO và Quỹ nhi đồng LHQ - UNICEF khẳng định là Quinvaxem vẫn an toàn. Trẻ tử vong có thể do các bệnh đi kèm chứ không phải do vắc-xin. Nên sau thời gian ngưng sử dụng 5 tháng, Quivaxem được đưa vào sử dụng lại. Tôi tin những kết luận của WHO và UNICEF là Quinvaxem vẫn an toàn. Và nên nhớ là Quinvaxem là vắc-xin được sử dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu, đứng đầu trong các loại vắc-xin 5 trong 1.
Sau khi báo chí đăng tải những hình ảnh trẻ tử vong sau khi tiêm vắc – xin thì mới có chuyện xảy ra. Đó là có rất nhiều các bà mẹ miễn cưỡng đưa con mình đi tiêm chủng, không chỉ là Quinvaxem, mà nhiều người không còn tin vào công tác tiêm chủng nữa.


Thật là vô cùng đau lòng cho những gia đình có trẻ bị tử vong sau tiêm Quinvaxem. Nhưng, nếu vì thế các bà mẹ khác không đưa con em mình đi tiêm chủng nữa thì tôi không biết dùng từ gì để nói về số phận của những đứa trẻ sau này sẽ mắc các bệnh đáng lẽ phòng ngừa được bằng vắc-xin và số ca bệnh đã được xóa bỏ này sẽ tăng lên đột biến. Các bệnh viện nhi đồng có lẽ sau vài năm sẽ phải cơi nới, bổ sung thêm giường bệnh để chứa những bệnh tái xuất hiện lại. Những trẻ ấy là nạn nhân của truyền thông hay nói chung là nạn nhân của người lớn chúng ta.

Trong y khoa chúng tôi có một loại sai lầm gọi là sai lầm trong nhận thức (cognitive bias). Đó là sai lầm do mình “cảm thấy” vậy rồi làm theo cảm tính chủ quan của mình mà không tin vào khoa học thực nghiệm,  không tin hay không tham khảo các con số thống kê. Liên quan tới lĩnh vực tiêm chủng, hãy tham khảo các con số thông kê. Hãy tự mình so sánh hai con số, một là nếu bạn đưa con bạn đi chích ngừa thì nguy cơ tử vong là 0,00 % và hai là nếu không đưa con bạn chích ngừa thì nguy cơ con bạn mắc các bệnh sau này tăng gấp vài trăm lần.
Giống như Steve Job, khi bệnh ung thư tụy mới được phát hiện, còn thời kỳ chữa được, bác sĩ khuyên ông nên mổ thì ông ta lại từ chối, ông ấy tin rằng mình giỏi hơn bác sĩ, hơn chuyên gia mà tìm đến thuốc bắc … Sau đó ông đồng ý mổ thì đã vào giai đoạn muộn. Tuy nhiên sau mổ ông lại từ chối hóa trị và xạ trị. Một cái chết sớm rất đáng tiếc vì nghĩ mình giỏi hơn bác sĩ, một sai lầm do nhận thức.
Cũng liên quan đến ngành ngoại khoa, có nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện cần mổ cấp cứu, nhưng khi bác sĩ giải thích với người nhà là nếu không mổ 100% tử vong họ đồng ý mổ liền. Còn nếu mổ chương trình, bệnh nhân hỏi mổ có nguy cơ tử vong không, bác sĩ nói có, bệnh nhân sợ có khi từ chối mổ. Nhưng khi chi tiết phần trăm tử vong ra con số cụ thể như 50%, 30%, 10% ..0,5% thì sau khi cân nhắc lợi hại thì họ sẽ có quyết định sáng suốt hơn.
Khi đụng vào người bệnh, không ai nói an toàn 100% được, huống hồ gì đó là những bệnh nhi. Người dân cần tỉnh táo, tham khảo các con số thống kê mà đưa con em mình đi tiêm phòng đầy đủ!
Bs.Phan Văn hoàng

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Qua lâu căn chữa vàng da, tiêu viêm

Cây qua lâu còn gọi là qua lâu căn có tên khác là dưa trời, dưa núi, họ bầu bí. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phình ra thành củ của cây qua lâu.
Rễ qua lâu không quá già đào về (đào lấy rễ của cây đực không có quả cho nhiều bột hơn) cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, ủ mềm, bào mỏng, phơi hay sấy khô. Dược liệu có vị nhạt hơi đắng, không mùi, tính hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau chữa sốt nóng, đái tháo đường, miệng khô, khát nước, vàng da, lở ngứa, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Ngày dùng 12 - 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột dùng mỗi lần 4 - 8g. Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng:
Chữa sốt nóng, da vàng, miệng khô khát: qua lâu căn 8g, hạt đậu đen 8g, sắc với 200ml còn 50ml, uống trong ngày.
Chữa tiểu đường: Dùng 1 trong các bài sau.
Bài 1: qua lâu căn 8g; thục địa 20g, hoài sơn 20g; đơn bì 12g, kỷ tử 12g, thạch hộc 12g; sơn thù 8g, sa nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: qua lâu căn 16g, đương quy 16g, phục linh 16g; hoàng liên 30g. Tán bột hoàn viên. Ngày uống 12 - 16g, uống với nước sắc bạch mao căn.
Bài 3: qua lâu căn 30g, sinh địa 30g; ngũ vị tử 16g, mạch môn 16g, cát căn 16g; cam thảo 8g. Tán bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày 10g, thêm gạo tẻ 20g, sắc uống.
Chữa tắc tia sữa: qua lâu căn 8g; bạch thược 12g; sài hồ 8g, đương quy 8g, xuyên sơn giáp 8g; thanh bì 6g, cát cánh 6g, thông thảo 6g. Sắc uống trong ngày.
Chữa amidan mạn tính: qua lâu căn 8g; sinh địa 16g; hoài sơn 12g, huyền sâm 12g, ngưu tất 12g; sơn thù 8g, trạch tả 8g, đơn bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 8g, địa cốt bì 8g; xạ can 6g; sắc uống ngày 1 thang.
Chữa mụn nhọt: qua lâu căn 8g; ý dĩ 10g, bạch chỉ 10g. Sắc hoặc tán bột mịn uống.
Chữa sốt rét: qua lâu căn 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ 8g, quế chi 8g, hoàng cầm 8g; can khương 6g, cam thảo 6g. Sắc uống.
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Món ăn ôn ấm tỳ vị

Thời tiết giá lạnh, để nâng cao sức khỏe chống rét, chủ động phòng chống các bệnh lý như viêm đường hô hấp, da khô, nứt nẻ, ngứa da...
Thời tiết giá lạnh, để nâng cao sức khỏe chống rét, chủ động phòng chống các bệnh lý như viêm đường hô hấp, da khô, nứt nẻ, ngứa da... chúng tôi xin được giới thiệu một số món ăn bài thuốc có công dụng bồi bổ ngũ tạng, ôn ấm tỳ vị, bổ dưỡng nguyên khí... thích hợp sử dụng trong mùa đông để độc giả tham khảo:
Bài 1: ngân nhĩ 20g, kỷ tử 30g, hai thứ hầm mềm thêm chút đường phèn, ăn nóng. Có tác dụng: bồi bổ can thận, hoạt huyết thông khí, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với người mắc các bệnh đường hô hấp, da khô nứt nẻ.
Ngân nhĩ, kỷ tử hầm mềm bồi bổ can thận, trị da khô trong mùa đông.
Bài 2: gà trống 1 con, gừng tươi, rượu trắng, gia vị vừa đủ, hầm nhừ. Tác dụng: tráng dương, bồi bổ ngũ tạng, rất thích hợp với người có thể chất dương hư.
Bài 3: chim bồ câu 1 con, ba kích 20g, hoài sơn 15g, kỷ tử 20g, gia vị vừa đủ, nước sâm sấp, tất cả cho vào nồi hầm nhừ, mỗi tuần ăn 1 - 2 lần. Tác dụng: bổ thận tráng dương, ôn ấm tỳ vị (người có thể chất nóng trong không nên dùng).
Bài 4: dâm dương hoắc 200g, tiên mao 80g, nhục thung dung 80g, đương quy 160g, hoàng bá 40g, tri mẫu 40g. Đem tất cả các vị ngâm với 500ml rượu, nấu khoảng một giờ rồi chôn xuống đất 3 ngày 3 đêm, để tiếp 7 ngày nữa thì vớt thuốc ra, phơi khô nghiền thành bột, hoàn viên hoàn bằng hạt đậu đen, rượu và thuốc uống cùng lúc, mỗi ngày 5 - 10 viên. Công dụng: bổ thận sinh tinh, trợ dương bổ âm.
Bài 5: nhân sâm 10g, hoàng kỳ 20g, hạt tiêu 2g, đinh hương 2g, nước xương vừa đủ, đun chín nhúng các loại thịt (thịt dê, thịt gà, thịt lợn nạc, tôm nõn...) ăn cùng rau thơm, ngồng cải, măng xé... Tác dụng: bổ khí ôn dương, bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, chống rét.
ThS.bs. Phan Thị Thu Hiền

Ngày xuân nói chuyện dùng hoa chữa bệnh

Tự cổ chí kim, người phương Đông đã dùng hoa làm thuốc để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Có lẽ trên thế gian này, không dân tộc nào lại không yêu hoa. Người ta yêu hoa say đắm không chỉ vì sắc hoa làm đẹp cho đời, hương hoa nồng nàn sinh khí, mà còn vì tự cổ chí kim, người phương Đông đã dùng hoa làm thuốc để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Hoa được dùng làm thuốc từ bao giờ?
Hoa đỗ quyên
Thật khó có thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác, nhưng căn cứ vào những sử liệu còn lưu giữ được thì hoa đã có mặt trong đời sống con người từ rất sớm với vai trò là thức ăn và thuốc chữa bệnh. Cổ thư Hoài nam tử đã ghi lại truyền thuyết Thần Nông ở vào thời kỳ cổ đại của Trung Quốc nếm hàng trăm cỏ cây hoa lá, phối với lục phủ ngũ tạng của người, phân biệt tính vị để trị trăm bệnh. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân cũng đã thu thập ước chừng 100 loại hoa làm thuốc.
Dần theo sự phát triển của thời đại, việc dùng hoa làm thuốc ngày càng trở nên phổ biến và tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm hết sức quý báu. Danh y Hoa Đà thời Tam quốc đã sử dụng hoa để chữa bệnh theo phương cách rất độc đáo: bỏ một vài loại hoa có mùi thơm cùng với xạ hương, đàn hương, đinh hương... vào trong những túi vải xinh xắn rồi treo lên tường nhà để phòng chống các chứng bệnh như phế lao, tiết tả... Cho đến nay, một số lượng lớn các loài hoa dùng làm thuốc đã có mặt trong các dược thư hiện đại của Trung Quốc như Toàn quốc trung thảo dược hối biên (168 loại), Trung dược đại từ điển (254 loại, chiếm 5,3% tổng số các vị thuốc thực vật).
Ở nước ta, các sách thuốc của Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều có ghi lại khá nhiều kinh nghiệm dùng hoa làm thuốc chữa bệnh, trong đó có những loại hoa còn ít hoặc chưa được tiền nhân đề cập đến như hoa dứa dại, hoa phù dung, xích đồng nam, bạch đồng nữ, hoa khế...
Công dụng chữa bệnh của hoa như thế nào?
Hoa chữa bệnh trước hết là nhờ ở hương thơm quyến rũ. Vì sao mùi hương của hoa lại có tác dụng huyền diệu như vậy? Bởi vì hoa đã tiết ra nhiều chất thơm, ví như tinh dầu chanh, tinh dầu quế, tinh dầu hoa hồng..., trong đó có chứa alcohol, xetone, este có tác dụng sát khuẩn, điều hòa chức năng trung khu thần kinh và hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh. Người ta nhận thấy rằng, màu sắc và đặc tính chất thơm của hoa khác nhau thì công dụng cũng khác nhau. Hoa màu tím có thể làm cho phụ nữ có thai trở nên điềm tĩnh; hoa màu hồng làm bệnh nhân ăn ngon miệng hơn; hoa màu đỏ sẫm có thể làm tăng huyết áp; hoa đinh hương chứa nhiều eugenol và oleanolic acid có tác dụng giảm đau, trấn tĩnh cho những bệnh nhân đau răng; hoa quế giàu chất thơm có tác dụng hóa đờm, giảm ho, bình suyễn cho bệnh nhân viêm phế quản mạn tính; hoa hồng và hoa nhài chứa nhiều citronellol, linalool có khả năng giúp cho người bị viêm họng, viêm amydal cảm thấy dễ chịu...
Hoa chữa bệnh còn nhờ có một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng, đó là phấn hoa. Từ xưa đến nay, tác dụng kỳ diệu của phấn hoa đã được cả thế giới công nhận. Trong thần thoại cổ Hy lạp từng có câu: "Thần tiên trên trời không ăn thức ăn như người thường, chỉ ăn phấn hoa". Hơn hai nghìn năm trước, sách Thần nông bản thảo kinh đã khuyên nên dùng phấn hoa bồ hoàng làm thuốc loại thượng phẩm để bồi bổ. Khoa học hiện đại đã chứng minh phấn hoa được cấu thành từ gần 100 hợp chất thiên nhiên, trong đó có chứa một lượng lớn protid, lipid, glucid, vitamin, các loại men, hormon và nguyên tố vi lượng có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất tốt. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, đối với các chứng bệnh như suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, viêm ruột, viêm gan, viêm dạ dày, tiểu đường, thiếu máu, bệnh lý mạch máu não, di chứng rối loạn tuần hoàn não, viêm tiền liệt tuyến, hội chứng tiền mãn kinh..., phấn hoa có tác dụng điều trị hỗ trợ khá tốt.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, mỗi loại hoa đều có tính, vị khác nhau và có khả năng đi vào các đường kinh không giống nhau, tạo nên công dụng trị liệu có tính đặc thù. Cụ thể: (1) tác dụng sơ phong tán nhiệt, chuyên dùng để chữa các chứng bệnh vùng đầu mặt, ví như cúc hoa, kim ngân hoa, tân di hoa, mật mông hoa, chi tử hoa, cát căn hoa...; (2) tác dụng hóa đàm chỉ khái, chuyên chữa các bệnh đường hô hấp, ví như khoản đông hoa, dương kim hoa, đỗ quyên hoa, hoa hublông...; (3) tác dụng thanh nhiệt lý khí, chuyên dùng chữa bệnh đường tiêu hóa, ví như tuyền phúc hoa, kim ngân hoa, phù dung hoa, biển đậu hoa, thạch lựu hoa, hòe hoa...; (4) tác dụng hoạt huyết hóa ứ, chuyên trị các bệnh tim mạch, ví như kê quan hoa, hồng hoa, cúc hoa, dã cúc hoa, dương kim hoa...; (5) tác dụng hành huyết chỉ đới chuyên chữa các bệnh phụ khoa, ví như nguyệt lý hoa, linh lăng hoa, hồng hoa, kê quan hoa, biển đậu hoa...; (6) tác dụng lương huyết giải độc, chuyên trị các bệnh da liễu, ví như đào hoa, hạnh hoa, liên hoa, đinh hương hoa, dương kim hoa, kim ngân hoa...; (7) tác dụng giải uất, trấn tĩnh, chuyên dùng cho các bệnh thần kinh, ví như dương kim hoa, hoàng nguyên hoa, thiên lý hoa, liên hoa...
Trà hoa cúc.
Khi dùng hoa chữa bệnh cần chú ý gì?
Trước hết, phải nắm chắc tính vị của chúng. Những loại hoa có tính vị đắng lạnh như chi tử hoa, hòe hoa, hoa nhài... không nên dùng cho những người tỳ vị hư nhược biểu hiện bằng các triệu chứng sợ lạnh, kém ăn, đau bụng, đại tiện lỏng nát... Thứ hai, những loại hoa có tác dụng hoạt huyết thông kinh, phá huyết khứ ứ như đào hoa, hồng hoa, nguyệt lý hoa, linh lăng hoa, nguyên hoa, phượng tiên hoa... không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh huyết ra nhiều. Thứ ba, một số loại hoa có độc như nguyên hoa, dương kim hoa, thạch lựu hoa, náo dương hoa... khi dùng phải được các thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ. Thứ tư, đối với một số người có cơ địa dị ứng, khi dùng phấn hoa phải hết sức thận trọng. Cuối cùng, theo kinh nghiệm của cổ nhân, phải nắm được những điều cấm kị khi phối hợp dùng hoa với các vị thuốc khác để đảm bảo tính năng trị liệu của hoa và dự phòng những biến chứng không mong muốn, ví như không dùng nguyên hoa cùng với cam thảo.
Xuân Mai

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Hạt tiêu trắng trừ hàn thấp

Hạt tiêu là vị thuốc phổ biến được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Hạt tiêu đen là quả hái khi còn xanh hoặc hơi chín, phơi khô, lớp vỏ ngoài trở nên nhăn nheo, có màu đen.
Hạt tiêu là vị thuốc phổ biến được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Hạt tiêu đen là quả hái khi còn xanh hoặc hơi chín, phơi khô, lớp vỏ ngoài trở nên nhăn nheo, có màu đen. Hạt tiêu trắng là những quả hái lúc thật chín, có màu đỏ, cho vào rổ, ngâm với nước  3-4 ngày để loại bỏ vỏ ngoài rồi phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có màu trắng ngà, hơi xám. Hạt tiêu trắng ít thơm, nhưng cay hơn hạt tiêu đen.
Hạt tiêu trắng.
Theo Đông y, hạt tiêu có vị cay, mùi thơm, tính nóng, vào các kinh phế, tràng vị, có tác dụng trừ hàn, ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, chống nôn, làm se. Dùng ít để kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon. Dùng nhiều, dễ bị kích thích niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến sung huyết, gây viêm, chảy máu. Hạt tiêu đen chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức nóng ở trong; còn hạt tiêu trắng chuyên trị tiêu chảy với tác dụng sát khuẩn, trừ hàn thấp... bạn đọc có thể dùng một trong số bài thuốc sau:
Bài 1: Hạt tiêu trắng tán nhỏ, rây mịn, mỗi lần uống 2-4g với nước cơm hay nước cháo loãng.
Bài 2: Hạt tiêu trắng và nhục đậu khấu, hai vị lượng bằng nhau 8g, tán bột. Dùng thẳng hoặc sắc uống.
Bài 3: Hạt tiêu trắng, bán hạn chế (lượng bằng nhau) tán nhỏ, trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 15-20 viên với nước ấm.
Bài 4: Hạt tiêu trắng 20g, giã nát, củ riềng già 50g, tán bột; vỏ quýt khô 30g, tán nhỏ tất cả trộn đều ngâm với nửa lít rượu trắng trong vòng 10-15 ngày. Ngày uống 2-3 lần 15ml.
Bài 5: Hạt tiêu trắng, đại hồi, nhục quế, bạch đậu khấu, can khương, mỗi thứ 40g; chích cam thảo 20g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ rây kỹ cho vào 1 lít rượu 70 độ ngâm trong 3 ngày đêm, càng lâu càng tốt.
Người lớn: mỗi lần uống 1-3 thìa cà phê. Trẻ em dưới 10 tuổi mỗi lần 1/2 - 1 thìa cà phê; 10-15 tuổi 1-2 thìa cà phê. Cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi giảm bệnh. Có thể uống thêm ít gạo rang pha với một ít đường.
BS. Đặng Đức Nam

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Thuốc hay từ chuối

Nước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc nhiều nhất.
Nước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc nhiều nhất.
Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng do chứa bột đường (glucose, fructose, sucroe); protein là albumin và globulin, mà được cấu tạo bởi các acid amin cần thiết; các vitamin: A, B, C, H...; các nguyên tố Ca, Fe, Mg, K, Na, Zn... và nhiều enzym: amylase, invertase... Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai. Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 - 5 quả; 20 - 30g vỏ chuối; 60 - 120g tươi củ chuối.
Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng, lại là vị thuốc nhuận tràng nhuận phế trị táo bón, trĩ xuất huyết, phế nhiệt.
Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng, lại là vị thuốc nhuận tràng nhuận phế trị táo bón, trĩ xuất huyết, phế nhiệt.
Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh:
Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.
Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60g, rau sam 30g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.
Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.
Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200g - 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 - 30g.
Chuối luộc: chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.
Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 - 3 quả, đường phèn 100g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.
Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.
Ts. Nguyễn Đức Quang