Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, đồ ăn nhanh có thể khiến con người phơi nhiễm với phthalate (hóa chất trong quá trình sản xuất nhựa, sơn).
Các nhà khoa học đã phát hiện, người ăn nhiều thức ăn nhanh có chỉ số phthalate trong nước tiểu cao hơn 24-40% người hiếm khi tiêu thụ chúng.
(Ảnh minh họa: AP Photo/Carlos Osorio)
|
Ami Zota, trợ lý giáo sư ngành môi trường và sức khỏe nghề nghiệp tại Đại học George Washington, DC cho biết: “Qua thống kê, chúng tôi đã phát hiện số lượng thức ăn nhanh được tiêu hóa trong 24 tiếng trước đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số của 2 loại phthalate trong cơ thể.”
Hai loại phthalate đó là DEHP và DiNP. Ngành công nghiệp sử dụng hai loại hóa chất này để làm mềm và tăng tính linh hoạt cho nhựa. Chúng được tìm thấy trong dây chuyền sản xuất và chế biến đồ ăn.
Theo tổ chức Environmental Working, quốc hội Mỹ đã ra lệnh cấm vĩnh viễn việc sử dụng DEHP và tạm thời đối với DiNP trong đồ chơi trẻ em, bình nước và vú cao su.
Lệnh cấm được ban hành dựa trên mối lo ngại về việc chất phthalate có thể gây hại đến sự phát triển của hệ thống sinh sản ở nam.
Ngoài ra, chất hóa học này là một trong những nhân tố gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, rối loạn hành vi và các căn bệnh mãn tính ở trẻ nhỏ như hen suyễn. Các bà mẹ trong thời kỳ mang thai nên hạn chế hoặc gạch bỏ hoàn toàn đồ ăn nhanh khỏi thực đơn của mình để ngăn ngừa chất hóa chất độc hại trên ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Shanna Swan, một giáo sư của ngành sản phụ khoa tại Đại học Dược Mount Sinai, New York, khẳng định rằng, thức ăn có thể đã bị “ngấm” hai loại hóa chất trên trong quá trình chế biến hoặc dữ trự trong bao bì. Thậm chí, chúng cũng sẽ bị nhiễm bởi những chiếc găng tay làm từ nhựa dẻo vinyl của nhân viên nhà hàng.
Cô nói thêm rằng: "Để giảm khả năng phơi nhiễm với hóa chất phthalate, lời khuyên của tôi là hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn mà nguồn cung lớn nhất hiện nay là các nhà hàng thức ăn nhanh. Họ không sử dụng bất cứ nguyên liệu tươi sống nào cả”.
Ngoài phthalate, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một hóa chất độc hại khác chứa trong bao bì thực phẩm là bisphenol A (BPA) (hóa chất để sản xuất nhựa PC). Tuy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ ăn nhanh và sự phơi nhiễm hóa chất này chưa được khẳng định nhưng theo báo cáo mới đây, người thường xuyên ăn loại thức ăn này có chỉ số BPA trong cơ thể cao hơn những người còn lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét