Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Phát hiện ung thư vú từ thời cổ đại

Qua bộ xương vừa được khai quật, các nhà khoa học tin rằng phát hiện bệnh ung thư vú đã có từ thời cổ đại

>>> thuoc beta glucan
Các nhà khoa học tại đại học Tây Ban Nha đã phát hiện một bộ xương cổ xưa nhất trên thế giới bị mắc bệnh ung thư vú. Bộ xương này có niên đại đến 4200 năm tuổi và là của một phụ nữ trưởng thành, sống ở thời kỳ cuối triều đại Pharaonic đời thứ 6. Các nhà nghiên cứu khảo cổ chỉ ra những tổn thương điển hình do sự phát triển của ung thư vú đã di căn vào xương.
Bộ xương được nghiên cứu là hài cốt của một gia đình quý tộc, vào khoảng năm 2200 trước Công nguyên, ở Ai Cập. Và các nhà khoa học cũng ch biết người phụ nữ này đã được điều trị bệnh một thời gian dài trước khi chết.
Vào năm trước, các nhà nghiên cứu người Anh cũng đã tìm thấy bộ xương 3000 năm tuổi trong một ngôi mộ ở Sudan. Từ bộ xương này, người xác định là trường hợp đầu tiên trên thế giới bị ung thư.
Một xác ướp nữ 2500 tuổi đã được khai quật và chụp cộng hưởng từ cũng tiết lộ, cô công chúa thời cổ đại này chết vì mắc bệnh ung thư vú cấp tính. Thậm chí, họ còn xác định được, công chúa đã dùng cần sa để điều trị căn bệnh ung thư của mình.
Mặc dù bệnh ung thư vú là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới hiện nay, song nó hầu như vắng mặt trong hồ sơ khảo cổ so với các bệnh khác. Con người luôn xem bệnh ung thư vú chủ yếu do lối sống hiện đại gây ra. Song với những khai quật gần đây, chúng ta càng tin rằng, ung thư đã rình rập từ hàng ngàn năm trước.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét