Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

6 điều chắc chắn về virut Zika

“Hiện tại, chúng ta còn nhiều điều chưa biết về virut Zika nhưng chắc chắn rằng có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa” – Đó là khẳng định từ chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Emmanuel Eraly trong buổi hội thảo báo chí về phòng chống dịch bệnh do virut Zika và các bệnh dịch mùa hè, do Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cùng WHO tổ chức, diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội. Tại hội thảo, thông tin về virut Zika đã được khẳng định.
>>>>thuoc beta glucan
Diệt bọ gậy để phòng sốt xuất huyết và virut Zika.
1. Virut Zika gây Hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh: Bằng chứng rõ ràng nhất là liên quan của virut này với tình trạng gia tăng hội chứng đầu nhỏ của trẻ sơ sinh ở Brazil trong thời gian qua. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng không loại trừ, hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh còn do các yếu tố khác kết hợp với tình trạng nhiễm virut Zika gây nên. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vẫn có những trường hợp trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ lớn lên vẫn phát triển hoàn toàn bình thường và vì thế, Hội chứng đầu nhỏ không được coi là một căn bệnh.
2. Virut Zika gây ra Hội chứng tê liệt thần kinh ở người lớn: Đó là Hội chứng Guillain-Barré, một bệnh lý hiếm gặp khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên. Những triệu chứng đầu tiên của chứng rối loạn này bao gồm nhiều cấp độ của những cảm giác suy yếu hoặc tê buốt ở chân tay và phần trên cơ thể. Những triệu chứng này gia tăng cho đến khi các cơ không còn sử dụng được nữa và người bệnh gần như liệt hoàn toàn.
3. Virut Zika có thể lây nhiễm qua muỗi đốt, đường máu, từ mẹ sang con và quan hệ tình dục: Muỗi vằn Aedes - một loại muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết cũng chính là kẻ trung gian lan truyền virut Zika. Dù chưa biết rõ sự lây truyền từ mẹ sang con xảy ra trong thời gian nào của thai kỳ nhưng loại virut này xác định đã được tìm thấy trong nước ối của bào thai. Tương tự như vậy, dù chưa xác định được chắc chắn thời điểm có nguy cơ lây nhiễm nhưng virut Zika cũng đã được phát hiện trong máu, nước tiểu, tinh dịch của các bệnh nhân nhiễm virut Zika. Tuy nhiên, khả năng lây truyền qua muỗi đốt vẫn là lớn nhất.
4. Khoảng 80% trường hợp nhiễm virut Zika không có triệu chứng: các biểu hiện bệnh khi bị nhiễm virut Zika bao gồm sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), phát ban, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu. Thế nhưng đa số người bệnh chỉ có triệu chứng thoáng qua, hoặc hoàn toàn không có biểu hiện gì. Vì thế, WHO khuyến cáo, những người có nguy cơ (đi về từ vùng dịch) nên phòng ngừa lây nhiễm bằng cách quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su ít nhất trong vòng 28 ngày; trì hoãn mang thai và báo cáo y tế khi có các biểu hiện của bệnh.
5. Không phải bà mẹ nào nhiễm virut Zika cũng sinh con đầu nhỏ và nguy cơ này có tỷ lệ khá thấp: Đây là một điều may mắn, hơn nữa, dị tật đầu nhỏ ở bào thai có thể phát hiện sớm qua siêu âm và theo dõi sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, WHO cũng khuyến cáo rằng xét nghiệm nước ối không chỉ điểm hết được những dị tật bẩm sinh ở thai nhi, vì thế, nếu không được bác sĩ chỉ định thì không cần thiết phải làm xét nghiệm này. Ngoài ra, các bà mẹ mang thai cũng không nên lo ngại quá dẫn đến việc xét nghiệm virut tràn lan, không cần thiết.
6. Phòng muỗi đốt, diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy được xác định là phương pháp phòng bệnh hiệu quả, giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm virut Zika. WHO và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo chung cho cộng đồng về biện pháp phòng chống virut Zika như sau:
Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.
Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi, tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Loại bỏ lăng quăng (bọ gậy): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào các dụng cụ chứa nước; thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Minh Thúy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét