Táo
bón là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây chậm lớn ở trẻ,
việc điều trị phải kết hợp giữa sự thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi
tiêu, hoạt động thể chất với việc dùng thuốc.
Trẻ bị táo bón thường xuyên gọi là táo
bón mạn tính, cần sự chăm sóc toàn diện từ chế độ ăn, sinh hoạt đến trấn
an tâm lý và sử dụng thuốc.
Thực tế là có tới 95% trẻ bị táo bón
không tìm ra nguyên nhân, bằng các xét nghiệm thông thường như thử máu,
siêu âm, X quang.. Những trường hợp này gọi là táo bón chức năng. 5%
trường hợp là táo bón thực thể, tức là táo bón do một bệnh nào đó gây ra
như bệnh phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp trạng bẩm sinh, ngộ độc
chì. Trường hợp táo bón thực thể có thể điều trị dựa vào nguyên nhân.
Đối với trường hợp táo bón chức năng,
yếu tố gây bệnh có thể được giải thích bởi sự chưa hoàn thiện của hệ
tiêu hóa, hoặc chế độ ăn và sinh hoạt chưa hợp lý. Tuy nhiên, yếu tố
được nhắc đến nhiều nhất là hành vi nín nhịn. Có thể do bé sợ nhà vệ
sinh bẩn hoặc sợ đau do một lần đi tiêu phân cứng.
Khi nín như vậy phân sẽ khô trong trực
tràng, ngày càng tích tụ to, gây đau nhiều hơn. Bé càng thêm ác cảm
chuyện đi tiêu, sau đó nín nhịn, và lại đau hơn trong lần đi tiêu kế.
Việc điều trị táo bón cho trẻ đòi hỏi
cha mẹ phải kiên nhẫn vì táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm sốt
thông thường và các bé cũng ít chịu hợp tác. Điều trị táo bón cần kết
hợp giữa sự thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi tiêu, hoạt động thể
chất với việc dùng thuốc, nếu có. Đôi khi phải cần đến chuyên gia tâm
lý.
Cha mẹ nên tập cho trẻ có thói quen đi
tiêu hàng ngày, vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu, vừa giúp loại bỏ phân
không để ứ quá lâu trong trực tràng. Hàng ngày, bé nên được tập đi tiêu
một hoặc nhiều lần vào những giờ nhất định nào đó, nếu sau 15 phút bé
không cảm thấy mắc đại tiện thì thôi, lặp lại vào hôm sau. Phụ huynh
cũng nên khen khi bé chịu vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô đi tiêu và kịp
thời có những phần thưởng nhỏ khi bé tự đi tiêu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét